SẢN PHỤ KHOA 53 TRƯỜNG LÂM LONG BIÊN HN

ThS. Bs. CKI. Phạm Xuân Trường, Khoa Mổ Đẻ Dịch Vụ D4 Bệnh viện Phụ Sản Hà Nội

HOTLINE: 0436520269 - 0906009967

Đăng bởi Blog Đẹp lúc Thứ Hai, 12 tháng 6, 2017

Beta hCG

Là xét nghiệm chẩn đoán có thai và theo dõi thai
Chẩn đoán thai

Tuổi thai
Ước tính thời gian
Kết quả
Thai 3 tuần
7 ngày sau quan hệ VC
5 – 50 mIU/ml
Thai 4 tuần
14 ngày sau quan hệ VC
5 – 426 mIU/ml
Thai 5 tuần
Chậm kinh 1 tuần
18 – 7340 mIU/ml
Thai 6 tuần
Chậm kinh 2 tuần
1080 – 56500 mIU/ml
Thai 7 – 8 tuần
Chậm kinh 1 tháng
7650 – 229 000 mIU/ml
Thai 9 – 12 tuần
Chậm kinh 2 tháng
25700 – 288000 mIU/ml
Thai 13 – 16 tuần
Thai 17 – 24 tuần

13300 – 254000 mIU/ml
Thai 25 – 40 tuần

3640 – 117000 mIU/ml

Ý nghĩa đặc biệt trong 1 số trường hợp sau
IUI (bơm tinh trùng); IVF (thụ tinh trong ống nghiệm); sau 2 tuần chuyển phôi, nếu tăng, chẩn đoán theo dõi có thai, nếu không đổi chẩn đoán thất bại;
Bệnh nhân chậm kinh, không quan sát thấy túi thai trong buồng tử cung, kết quả xét nghiệm dung để đánh giá nguy cơ chửa ngoài tử cung
NẾU beta hCG > 3500 mIU/ml, chưa quan sát thấy thai trong BTC, chẩn đoán chửa ngoài tử cung
NẾU 1000 mIU/ml < beta hCG < 3500 mIU/ml, chưa quan sát thấy thai trong BTC, chẩn đoán nguy cơ chửa ngoài tử cung, cần hạn chế vận động và theo dõi chặt.
Nếu betahcG < 1000 mIU/ ml, theo dõi thai đang di chuyển vào buồng tử cung, không loại trừ nguy cơ chửa ngoài.
Theo dõi thai dừng phát triển trong BTC: Bình thường betahCG tăng gấp 1.5 đên 2 lần sau 48h, nếu sau 2 ngày betahCG không tăng, tăng ít, hoặc giảm chẩn đoán theo dõi thai dừng phát triển (thai lưu)
Theo dõi chửa trứng: Nếu betahCG > 300.000 mIU/ml



Công thức máu:

Là một trong những xét nghiệm quan trọng nhất đánh giá tổng thể tình trạng sức khỏe của bệnh nhân
Mục đích:
Đánh giá nhiễm trùng, định hướng nguyên nhân nhiễm trùng do Vi khuẩn hay Virus
Đánh giá mức độ thiếu máu, chẩn đoán nguyên nhân thiếu máu: Do thiếu sắt, do tan máu, do suy tủy, ….
Đánh giá một phần đông máu cơ bản: Do giảm tiểu cầu trong nhiễm virus hoặc điều trị các thuốc kháng virus…

Chỉ định trong thai kỳ:
Xét nghiệm công thức máu mỗi tháng 1 lần nhằm kiểm soát tình trạng thiếu máu của thai phụ, chẩn đoán nguyên nhân thiếu máu và có hướng can thiệp kịp thời
Trong thời kỳ mang thai, thai phụ thiếu máu sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe của người mẹ, làm giảm trao đổi chất dinh dưỡng và oxy cho con dẫn đến thai chậm phát triển trong buồng tử cung
Trường hợp mẹ thiếu máu huyết tán (CTM: thiếu máu vừa hoặc nặng kèm theo thể tích trung bình hồng cầu (MCV) giảm thấp) cần xét nghiệm máu cho chồng, nếu 2 vợ chồng cùng mang gene Thalascemie, con sinh ra có 25% nguy cơ phù thai, chết thai, do vậy cần làm xét nghiệm Nhiễm sắc thể đồ cho con khi thai khoảng 16 tuần.
Tham khảo


Các xét nghiệm nhiễm trùng:

HIV, Viêm gan B (HbsAg), Giang Mai (TPHA), CMV, Toxoplasma, Lậu và Chlamydia, Herpes sinh dục, viêm bàng quang, viêm đài bể thận, Listeriosis, Liên cầu khuẩn có thể gây ra tình trạng thai lưu, sảy thai, dọa sinh non, và một số dị tật cho thai. Chỉ định: Thai phụ nên đánh giá sớm nhất tình trạng mắc các bệnh nhiễm trùng nhằm phòng ngừa nguy cơ cho thai (khuyến cáo xét nghiệm từ trước khi mang thai)
Tham khảo

Các xét nghiệm Antiphospholipid

Chỉ định: Ngay khi quan sát thấy thai trong BTC đối với phụ nữ có tiền sử sảy thai lien tiếp hoặc bệnh nhân hiếm muộn có tiền sử sảy thai, đặc biệt là thai lưu.

Khoảng 20% phụ nữ sẩy thai liên tiếp sẽ được chẩn đoán nguyên nhân miễn dịch mà phổ biến nhất là Hội chứng antiphospholipid (APS). Phụ nữ mắc APS sẽ có xét nghiệm dương tính với anticardiolipin, yếu tố kháng đông lupus hoặc kháng thể anti-beta-microglobulin và có tiền sử tắc mạch hoặc các biến chứng thai kỳ (thai chậm tăng trưởng nặng trong tử cung, tiền sản giật nặng, thai chết trong tử cung hay sẩy thai liên tiếp). Có nhiều thách thức trong chẩn đoán và điều trị đối với các trường hợp này.
Các nội dung dưới đây sẽ tóm tắt những kiến thức mới nhất về APS. Các tác giả chỉ ra rằng APS là bất thường tự miễn phổ biến nhất liên quan đến sẩy thai liên tiếp, xác định dựa trên tiền căn và xét nghiệm kháng thể.
Có nhiều cơ chế có thể giải thích cho mối liên quan giữa sự hiện diện kháng thể antiphospholipid và sẩy thai. Người ta thấy rằng các kháng thể này hoạt hóa tiểu cầu, tế bào biểu mô, bạch cầu mono và từ đó làm trung gian cho quá trình đông máu dẫn đến hình thành huyết khối động/tĩnh mạch. Chúng cũng tác động lên quá trình xâm nhập của nguyên bào nuôi, dẫn đến sai lệch trong hoạt động bánh nhau và làm tăng nguy cơ sẩy thai. Antiphospholipid cũng hoạt hóa hệ thống các chất trung gian hóa học và tạo ra đáp ứng tiền viêm thông qua cơ chế này.

Tham khảo

Double Test và Triple Test
Mục đích: Xác định nguy cơ các dị tật di truyền.
Double test xác định nguy cơ mắc các dị tật của: Hội chứng Down (thừa NST 21), hội chứng Edward (Trisomy 18, thừa NST 18) và hội chứng Patau (Trisomy 13, thừa NST 13).
Triple test xác định nguy cơ mắc các dị tật của: Hội chứng Down, Edward và dị tật ống thần kinh.

Thời điểm xét nghiệm
Double test từ tuần 11 đến 13 tuần 6 ngày. Tốt nhất ở tuần 12 - 13.
Triple test từ tuần 15 đến 22. Tốt nhất ở khoảng tuần thai thứ 16 - 18.

Hội chứng Down: Trung bình 700 đến 1000 trẻ sơ sinh sẽ có 1 trẻ mắc bệnh, Người bệnh bị chậm phát triển trí tuệ, có thể có kèm theo dị tật tim, ruột, bất thường trong khả năng nghe, nhìn.

Hội chứng Edward do thừa một nhiễm sắc thể18, gặp ở nữ nhiều hơn ở nam. Trung bình trong khoảng 3000 trẻ sơ sinh sẽ có một trẻ mắc hội chứng này.
Thai nhi mắc hội chứng này thường có những khuyết tật nghiêm trọng, đa số đều chết trước, trong hoặc ngay sau khi sinh. Trẻ có trọng lượng sơ sinh thấp, khuôn mặt tròn, đầu nhỏ và hàm nhỏ, dị dạng tim, thận, chậm phát triển tâm thần, trẻ sơ sinh có ngón tay trỏ và tay út gập đè lên các ngón khác.

Hội chứng Patau xảy ra do thừa một nhiễm sắc thể số 13, Bệnh hiếm gặp, trung bình trong khoảng 25.000 trẻ sơ sinh sẽ có một trẻ mắc hội chứng này.
Trẻ bị chậm phát triển tâm thần và mắc nhiều dị dạng như đầu nhỏ, thừa ngón tay chân, sứt môi – hở hàm, bất thường của tim, thành bụng, đa số trẻ chết vài ngày sau sinh.

Dị tật ống thần kinhchủ yếu là tật nứt đốt sống, quái thai vô não và thoát vị não-màng não. Trung bình trong 1000 trẻ sinh ra có khoảng 2 trẻ mắc dị tật của ống thần kinh.

Tiểu đường

Chỉ định: Tuần 15-17; tuần 24 - 28

Thai nhi do người mẹ mắc tiểu đường không được kiểm soát có thể bị quá cân, sinh non, tật bẩm sinh và các biến chứng nghiêm trọng do áp lực máu. Theo Hiệp hội tiểu đường Mỹ, bé sơ sinh nặng cân là khó khăn đối với cả mẹ và bé. Điều này có thể do thai nhi sản xuất thêm insulin do lượng đường dư trong máu của người mẹ. Các insulin thêm vào được lưu trữ dưới dạng mô mỡ, thông thường ở vai hoặc người bé. 
Hầu hết phụ nữ phát triển bệnh tiểu đường khi mang thai, lượng đường trong máu sẽ quay lại mức bình thường trong vòng vài ngày sau sinh” – Tiến sĩ Jame Proulx (bác sĩ sản khoa tại bệnh viện William) cho biết. Tuy nhiên, có một số phụ nữ vấn phát triển bệnh tiểu đường sau sinh và thai phụ cần được kiểm tra định kỳ cho tình trạng này sau đó.

Phụ nữ trên 25 tuổi nên được test dung nạp glucose và tiểu đường thai kỳ giữa tuần 25 và 28. Một đồ uống có đường nhưng không có ga được trao cho người mẹ để uống trước khi làm xét nghiệm. Thai phụ có thể được làm xét nghiệm máu trong vòng 1 tiếng sau khi uống xong. Thời gian là rất quan trọng để đảm bảo kết quả xét nghiệm chính xác. Xét nghiệm máu không gây nguy hiểm cho mẹ và bé. Kết quả xét nghiệm được biết trong vòng 1-2 ngày sau đó.

 Những người mẹ với lượng glucose cao sau các xét nghiệm sàng lọc sẽ được thử nghiệm dung nạp glucose. Điều này có nghĩa mẫu máu sẽ được gửi đến phòng thí nghiệm và chờ đợi 1-2 ngày để biết kết quả. Nếu kết quả cho mức độ cao của đường, người mẹ cần được theo dõi cẩn thận. Chế độ ăn uống và tập luyện có thể kiểm soát mức độ insulin. Trường hợp   mức độ đường là rất cao, tiêm insulin là cần thiết.   

Xét nghiệm nước tiểu

Xét nghiệm nước tiểu khi mang thai là cần thiết. Lần đầu tiên khám thai cần xét nghiệm nước tiểu nhằm đánh giá những bệnh lý có thể ảnh hưởng đến sức khỏe mẹ và thai như: bệnh lý về thận, nhiễm trùng tiểu...
Khi thai > 25 tuần bạn được xét nghiệm lại mỗi tháng để đánh giá thêm về nguy cơ tiền sản giật,  và tiểu đường thai kỳ 
Thai kỳ có tiền sản giật là thai kỳ nguy cơ cao. Nếu không được xử trí hợp lý và kịp thời có thể diễn biến xấu: tiền sản giật nặng hoặc sản giật, ảnh hưởng nặng nề đến sức khỏe mẹ và con. 



Không có nhận xét nào:

Bản quyền thuộc về Phòng khám sản phụ khoa 53 Trường Lâm - Design by WebSeo.com.vn
Floating Image X