SẢN PHỤ KHOA 53 TRƯỜNG LÂM LONG BIÊN HN

ThS. Bs. CKI. Phạm Xuân Trường, Khoa Mổ Đẻ Dịch Vụ D4 Bệnh viện Phụ Sản Hà Nội

HOTLINE: 0436520269 - 0906009967

Đăng bởi Blog Đẹp lúc Thứ Ba, 20 tháng 6, 2017

Lịch khám:

4 tuần; 5 tuần, 6 tuần, 9 tuần

Chọn thời điểm sớm nhất:

Mẹ vòng kinh đều, chậm kinh 1 tuần;
Mẹ vòng kinh đều, chậm kinh, đau bụng dưới;
Mẹ vòng kinh đều, chậm kinh, ra máu âm đạo;
Mẹ vòng kinh không đều, cảm giác có thai, thử que “hai vạch”;
Mẹ vòng kinh không đều, cảm giác có thai, thử que “hai vạch”, đau bụng dưới;
Mẹ vòng kinh không đều, cảm giác có thai, thử que “hai vạch”, ra máu âm đạo.

Các thông tin cần báo nhân viên Y tế
Tình trạng chậm kinh, thử que 2 vạch
Ngày đầu tiên ra máu trong lần cuối cùng ra kinh
Số ngày trong 1 chu kỳ kinh




Các thông tin cần PHẢI thông báo cho nhân viên y tế:

  1. Đau bụng dưới rốn, ra máu âm đạo
  2. Âm đạo ra nhiều khí hư, hôi, ngứa âm hộ, âm đạo;
  3. Tiền sử sảy thai (nghĩa là thai bình thường bị sảy ra tự nhiên)
  4. Tiền sử lưu thai (nghĩa là thai bị lưu trong buồng tử cung cần hút hoặc nạo buồng TC cho ra)
  5. Tiền sử đẻ non, cụ thể số tuần thai;
  6. Thời gian mong con (2 VC quan hệ bình thường bao lâu có em bé);
  7. Các bệnh nội khoa đã mắc phải: tim mạch (suy tim, hẹp hở van tim, thay van tim, bệnh lý mạch vành – đau thắt ngực trái, hô hấp (Lao, hen, viêm phổi xẹp phổi)
  8. Các bệnh nội tiết, chuyển hóa mắc phải: Tiểu đường, Basedow, Nhân độc tuyến giáp, cường giáp đơn thuần, bướu cổ đơn thuần, Lupus ban đỏ, Vảy nến…
  9. Các bệnh thận tiết niệu: Tiểu buốt, tiểu rắt, tiểu mủ, đau quặn thận (thắt lưng), Viêm cầu thận, viêm bàng quang…
  10. Các bệnh phụ khoa: U xơ tử cung, U nang buồng trứng, tiền sử đốt điện cổ tử cung, Tiền sử áp lạnh cổ tử cung;
  11. Sử dụng thuốc Tây Y, các phương pháp điều trị, hóa trị liệu, xạ trị X quang trong vòng 6 tuần

Khám thai

Đếm Mạch, đo nhiệt độ, huyết áp;
Khám tim phổi bằng ống nghe;
Đánh giá các dấu hiệu đau bụng dưới, ra máu âm đạo

Siêu âm thai:

Kết quả bình thường:

Tử cung kích thước bình thường, không có U xơ tử cung, cơ tử cung không bị xơ hóa
Hai buồng trứng bình thường, không có U nang buồng trứng, không có nang xuất huyết;
Quan sát được 01 thai trong buồng tử cung, túi ối tròn đều, quan sát được túi noãn hoàng, đo kích thước cụ thể;
Vị trí túi thai: giữa buồng tử cung; cách vết mổ cũ > 2 cm;
Nếu tuổi thai ước khoảng trên 5 tuần 4 ngày, quan sát được tim thai nhấp nháy, đo được tần số tim thai;
Niêm mạc tử cung bình thường (9 – 13 mm);
Ổ bụng không có dịch.

Kết quả cần theo dõi chặt

Tất cả các trường hợp có bệnh lý nêu trong nhóm bệnh PHẢI theo dõi mục trên;

Không quan sát thấy thai trong buồng tử cung; beta hCG > 1000 mIU/ml;
Vị trí túi thai bất thường, trong buồng tử cung nhưng sát góc, hoặc thai tại vị trí eo tử cung, thai nằm trên vết mổ cũ;
Thai trong buồng tử cung + đau bụng;
Thai trong buồng tử cung + ra máu âm đạo;
Thai trong buồng tử cung + ra nhiều khí hư;
Thai trong buồng tử cung + tiểu buốt;
Thai trong buồng tử cung + sốt;
Ổ bụng có nhiều dịch (> 15 mm);
Bờ túi ối kém căng nhưng vẫn đều, không có góc nhọn;
Niêm mạc tử cung quá móng (<8 mm) hoặc quá dầy (> 14 mm);
Có U xơ tử cung, cần tư vấn bác sỹ về loại u xơ, kích thước và sự ảnh hưởng đến thai nhi;
Có U nang buồng trứng, cần tư vấn bác sỹ về loại u, kích thước và nguy cơ của U nang buồng trứng trong thai kỳ.

Kết quả tiên lượng xấu

Chậm kinh, đau bụng, ra máu âm đạo, không quan sát thấy thai trong buồng tử cung, ổ bụng có nhiều dịch, betahCG> 3500 mIU/ml;
Túi ối méo mó, hình ảnh như vết dầu loang, không có túi noãn hoàng, không có tim thai;
Hình ảnh thiểu ối: Thai tương đương 4 tuần (kích thước túi ối 10 – 15 mm), tim thai rõ, hoặc kích thước phôi thai < ½ đường kính túi ối;
Vị trí túi thai trên nền vết mổ cũ, hoặc bánh rau nằm trên vết mổ cũ (chửa vết mổ);
U xơ tử cung sát niêm mạc, sát túi thai;
U nang buồng trứng > 6 cm, và hoặc đau nhiều
Thai < 5 tuần, ra máu âm đạo nhiều;
Túi noãn hoàng quá nhỏ (<2 mm) hoặc quá to (> 5 mm);
Túi thai 2 tuần không tăng kích thước, không có tim thai;
Xét nghiệm beta hCG giảm hoặc không tăng sau 2 ngày;
betahCG > 200.000 mIU/ml.

Lịch khám:
4 tuần; 5 tuần, 6 tuần, 9 tuần
4 tuần: Chẩn đoán có thai, thai trong buồng tử cung, đánh giá vị trí túi thai, niêm mạc tử cung bình thường, xác định các nguy cơ;
5 tuần: Đánh giá sự phát triển thai, kích thước túi thai to gấp 2 lần 4 tuần, túi noãn hoàng rõ, vị trí thai tốt
6 tuần: Quan sát tim thai, phôi thai > 5 mm, túi noãn hoàng rõ, vị trí thai tốt
9 tuần: Tính chính xác tuổi thai, quan sát thai: Cử động thai tốt, 2 chân, 2 tay, vị trí bánh rau tốt. Đưa ra dự kiến sinh áp dụng cho toàn bộ thai kỳ

Không có nhận xét nào:

Bản quyền thuộc về Phòng khám sản phụ khoa 53 Trường Lâm - Design by WebSeo.com.vn
Floating Image X